Xử lý vi phạm pháp luật về nhà ở tại Việt Nam

Xử lý vi phạm pháp luật về nhà ở tại Việt Nam

Xử lý vi phạm pháp luật về nhà ở tại Việt Nam, theo quy định tại Luật Nhà ở số 65/2014/QH13 ngày 25/11/2014 ?

Văn phòng luật sư tại Đà Nẵng tư vấn quy định có liên quan của pháp luật về nội dung xử lý vi phạm pháp luật về nhà ở tại Việt Nam ?

Xử lý đối với người vi phạm pháp luật về nhà ở:

Người có hành vi vi phạm pháp luật về nhà ở thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.

Người có hành vi vi phạm sau đây khi thi hành công vụ thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự:

Lợi dụng chức vụ, quyền hạn làm trái quy định của pháp luật trong việc quyết định chủ trương đầu tư dự án xây dựng nhà ở; thẩm định, phê duyệt dự án xây dựng nhà ở; quyết định, thẩm định giá bán, giá thuê, giá thuê mua nhà ở; thực hiện chính sách hỗ trợ về nhà ở; xác định nghĩa vụ tài chính về nhà ở; quản lý, cung cấp thông tin về nhà ở và quy định khác trong việc phát triển, quản lý, giao dịch về nhà ở quy định tại Luật này;

Thiếu trách nhiệm trong quản lý để xảy ra vi phạm pháp luật về nhà ở hoặc có hành vi vi phạm khác gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân tham gia phát triển nhà ở, của chủ sở hữu nhà ở và người sử dụng hợp pháp nhà ở;

Vi phạm quy định về trình tự, thủ tục hành chính trong lĩnh vực nhà ở, quy định về báo cáo, thống kê trong phát triển và quản lý nhà ở.

Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Xử lý vi phạm pháp luật về nhà ở khi gây thiệt hại cho Nhà nước, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân:

Người có hành vi vi phạm pháp luật về nhà ở nếu gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân thì ngoài việc bị xử lý theo quy định tại Điều 179 của Luật này còn phải bồi thường thiệt hại cho Nhà nước hoặc cho người bị thiệt hại (Điều 179, Điêu 180 Luật Nhà ở số 65/2014/QH13 ngày 25/11/2014)./.

Liên hệ:

Điện thoại: 0914 165 703

Email: dmslawfirm@gmail.com

Văn phòng luật sư ĐMS
GIÁM ĐỐC
(Đã duyệt)
Luật sư Đỗ Minh Sơn


LIÊN QUAN

Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài có được sở hữu nhà ở tại Việt Nam ?

Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài có được sở hữu nhà ở tại Việt Nam ?

06 Apr, 2022// Nhóm: LUẬT NHÀ Ở

Công ty vốn FDI có được sở hữu nhà ở, thông qua hình thức mua căn hộ chung cư tại Việt Nam ?

Điều kiện để doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam ?

Điều kiện để doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam ?

06 Apr, 2022// Nhóm: LUẬT NHÀ Ở

Công ty có vốn FDI cần phải có giấy tờ chứng minh đối tượng, điều kiện sở hữu nhà ở tại Việt Nam ?

Thời hạn sở hữu nhà ở của doanh nghiệp FDI tại Việt Nam ?

Thời hạn sở hữu nhà ở của doanh nghiệp FDI tại Việt Nam ?

06 Apr, 2022// Nhóm: LUẬT NHÀ Ở

Công ty có vốn đầu tư nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam với thời hạn là bao nhiêu năm ?

Khu vực được sở hữu nhà ở tại Việt Nam ?

Khu vực được sở hữu nhà ở tại Việt Nam ?

06 Apr, 2022// Nhóm: LUẬT NHÀ Ở

Khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, được sở hữu nhà ở là căn hộ chung cư tại Việt Nam ?

Một số mẫu hợp đồng về nhà ở tại Việt Nam

Một số mẫu hợp đồng về nhà ở tại Việt Nam

09 May, 2020// Nhóm: LUẬT NHÀ Ở

Tư vấn soạn thảo một số hợp đồng về nhà ở tại Đà Nẵng, Việt Nam