Câu hỏi

Cha mẹ tôi có nguyện vọng lập di chúc để lại di sản, tài sản là nhà và đất ở của cha mẹ tôi đứng tên trong sổ đỏ, dùng làm nhà thờ họ sau khi cha mẹ tôi qua đời, như vậy có được không ?

Trả lời

Di sản dùng vào việc thờ cúng ?

Di sản bao gồm tài sản riêng của người chết, phần tài sản của người chết trong tài sản chung với người khác (Điều 612 Bộ Luật dân sự số 91/2015/QH13 ngày 24/11/2015).

Tài sản bao gồm bất động sản và động sản. Bất động sản và động sản có thể là tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai (Khoản 2 Điều 105 Bộ Luật dân sự số 91/2015/QH13 ngày 24/11/2015).

Bất động sản bao gồm: Đất đai; Nhà, công trình xây dựng gắn liền với đất đai; Tài sản khác gắn liền với đất đai, nhà, công trình xây dựng; Tài sản khác theo quy định của pháp luật (Khoản 1 Điều 107 Bộ Luật dân sự số 91/2015/QH13 ngày 24/11/2015).

Trường hợp người lập di chúc để lại một phần di sản dùng vào việc thờ cúng thì phần di sản đó không được chia thừa kế và được giao cho người đã được chỉ định trong di chúc quản lý để thực hiện việc thờ cúng; nếu người được chỉ định không thực hiện đúng di chúc hoặc không theo thỏa thuận của những người thừa kế thì những người thừa kế có quyền giao phần di sản dùng vào việc thờ cúng cho người khác quản lý để thờ cúng.

Trường hợp người để lại di sản không chỉ định người quản lý di sản thờ cúng thì những người thừa kế cử người quản lý di sản thờ cúng.

Trường hợp tất cả những người thừa kế theo di chúc đều đã chết thì phần di sản dùng để thờ cúng thuộc về người đang quản lý hợp pháp di sản đó trong số những người thuộc diện thừa kế theo pháp luật.

Trường hợp toàn bộ di sản của người chết không đủ để thanh toán nghĩa vụ tài sản của người đó thì không được dành một phần di sản dùng vào việc thờ cúng (Điều 645 Bộ Luật dân sự số 91/2015/QH13 ngày 24/11/2015).

Liên hệ:

Điện thoại: 0914 165 703 

Email: dmslawfirm@gmail.com

DMS LAW LLC
Giám đốc
(Đã duyệt)
Luật sư Đỗ Minh Sơn 

LIÊN QUAN

Người giám hộ đương nhiên ?

Quy định của pháp luật dân sự về người giám hộ đương nhiên của người được giám hộ, văn phòng luật sư có thể tư vấn pháp lý về nội dung này ?

15 mẫu hợp đồng dân sự thông dụng dành cho doanh nghiệp và cá nhân

Văn phòng luật sư tại Đà Nẵng tư vấn soạn thảo 15 mẫu hợp đồng dân sự thông dụng cho doanh nghiệp và cá nhân theo quy định của Bộ Luật dân sự năm 2015 được sử dụng phổ biến trong hoạt động sản xuất kinh doanh thương mại và dịch vụ ?

Mẫu hợp đồng trao đổi tài sản ?

Hợp đồng trao đổi tài sản: là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó các bên giao tài sản và chuyển quyền sở hữu đối với tài sản cho nhau. Hợp đồng trao đổi tài sản phải được lập thành văn bản, có công chứng, chứng thực hoặc đăng ký, nếu pháp luật có quy định (Khoản 1, 2 Điều 455 Bộ Luật dân sự số 91/2015/QH13 ngày 24/11/2015).

Mẫu hợp đồng mua bán tài sản ?

Hợp đồng mua bán tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên bán chuyển quyền sở hữu tài sản cho bên mua và bên mua trả tiền cho bên bán. Hợp đồng mua bán nhà ở, mua bán nhà để sử dụng vào mục đích khác được thực hiện theo quy định của Bộ luật này, Luật nhà ở và luật khác có liên quan (Điều 430 Bộ Luật dân sự số 91/2015/QH13 ngày 24/11/2015).

Một số mẫu hợp đồng dân sự thông dụng dành cho doanh nghiệp, cá nhân ?

Văn phòng luật sư tại Đà Nẵng tư vấn soạn thảo một số mẫu hợp đồng dân sự thông dụng theo quy định của Bộ Luật dân sự năm 2015, sử dụng cho doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực thương mại và dịch vụ ?